top-banner-miss-charm-2023

Nghệ thuật Thứ hai, 08/04/2024, 10:13 GMT+7
Phim Việt tốn quá nhiều tiền sản xuất, Đất rừng phương Nam tiêu 2,2 triệu USD

phim-viet-ton-qua-nhieu-tien-san-xuat-dat-rung-phuong-nam-tieu-2-2-trieu-usd-

Việc phim Việt đang tốn quá nhiều tiền sản xuất dẫn đến lợi nhuận không cao, không có nhiều vốn để tái đầu tư được nêu ra trong Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) 2024. 

Các khách mời tại Hội thảo Điện ảnh TP.HCM: Tầm nhìn và chiến lược phát triển vào sáng 7-4 tại TP.HCM - Ảnh: T.T.D

Sáng và chiều 7-4, hội thảo Điện ảnh TP.HCM: Tầm nhìn và chiến lược phát triển diễn ra tại Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) 2024.

Không chỉ là điện ảnh của riêng một thành phố, sự phát triển và vận động của điện ảnh TP.HCM còn góp phần quan trọng thể hiện bức tranh chung của điện ảnh Việt Nam hiện nay.

Do đó, những vấn đề của điện ảnh TP.HCM nếu được giải quyết sẽ giúp điện ảnh Việt Nam có sự phát triển vượt bậc trong những năm tới.

Việt Nam đứng số hai doanh thu phòng vé Đông Nam Á

Theo bà Ngô Thị Bích Hạnh - đồng sáng lập, phó chủ tịch Công ty BHD - năm 2023, Việt Nam có tổng doanh thu phòng vé đứng thứ hai Đông Nam Á. 

Cụ thể, doanh thu phòng vé Việt Nam năm ngoái chỉ đứng thứ hai sau Indonesia, trong khi dân số Indonesia là 277 triệu dân so với 100 triệu dân số Việt Nam. 

Doanh thu phòng vé Việt Nam cũng cao hơn 2,5 lần so với doanh thu phòng vé Thái Lan, quốc gia có nền điện ảnh phát triển trong khu vực.

Không chỉ có doanh thu cao so với trong khu vực, Việt Nam còn có số phim nội địa ăn khách chiếm tỉ lệ lớn trong thị trường.

Năm 2023, trong top 10 phim ăn khách ở Việt Nam có đến 6 phim Việt, 2 phim Hollywood và 2 phim Nhật Bản.

Bà Ngô Thị Bích Hạnh, phó chủ tịch BHD, trình bày những thống kê và thông tin đáng chú ý về thị trường điện ảnh Việt Nam - Ảnh: T.T.D

Bà Ngô Thị Bích Hạnh, phó chủ tịch BHD, trình bày những thống kê và thông tin đáng chú ý về thị trường điện ảnh Việt Nam - Ảnh: T.T.D

Sản xuất phim tốn kém, lợi nhuận còn thấp

Mặc dù vậy, ngành sản xuất phim ở Việt Nam chưa mạnh. Hiện tại có khoảng dưới 50 doanh nghiệp Việt Nam thực sự sản xuất phim, nhưng trong đó có trên 50% doanh nghiệp chỉ sản xuất dưới 2 bộ phim.

Kinh phí sản xuất một phim Việt Nam khoảng từ 5 tỉ đến khoảng 55 tỉ đồng. Nhưng cũng theo một số nhà sản xuất, hiện nay kinh phí thực tế dưới 20 tỉ đồng khó làm được một phim "tử tế", xem được.

Năm 2023, do ảnh hưởng của COVID-19 trong vòng 3 năm trước đó, cả thị trường chỉ có 23 phim Việt. Năm 2024 dự kiến có 30 phim Việt nhưng con số này vẫn ít ỏi so với trước đây có những năm 42, 45 phim.

Các diễn giả khách mời nhận hoa từ ông Dương Anh Đức, phó chủ tịch UBND TP.HCM - Ảnh: T.T.D

Các diễn giả khách mời nhận hoa từ ông Dương Anh Đức, phó chủ tịch UBND TP.HCM - Ảnh: T.T.D 

Bà Ngô Thị Bích Hạnh nhận xét: "Điểm mạnh của công nghiệp điện ảnh Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp điện ảnh phát triển nhanh nhất thế giới, tăng trưởng 21% hàng năm trong suốt nhiều năm gần đây.

Dân số đông, kinh tế đang phát triển nên Việt Nam có tiềm năng trở thành top 10 nước có doanh thu phòng vé lớn nhất thế giới trong những năm sắp tới.

Nhưng điểm yếu là phát triển nóng nên chi phí đang rất cao, chi phí vận hành rạp cao. Đặc biệt, sau COVID-19 thì lợi nhuận đang quá thấp, thậm chí là khó có lợi nhuận. Nếu không phát triển bền vững thì sau giai đoạn phát triển nóng sẽ khó phát triển hơn nữa".

Bà Hạnh lấy ví dụ phim được cho là có kinh phí cao bậc nhất Việt Nam - Đất rừng phương Nam - có kinh phí là 2,2 triệu USD (hơn 54,9 tỉ đồng).

Phim Đất rừng phương Nam thuộc hàng có kinh phí cao nhất của điện ảnh Việt - Ảnh: Cắt từ trailer

Phim Đất rừng phương Nam thuộc hàng có kinh phí cao nhất của điện ảnh Việt - Ảnh: Cắt từ trailer

Một trong những lý do khiến phim Việt tốn kém là chưa có nhiều phim trường cố định, bối cảnh thường được dựng lên rồi phá bỏ sau khi quay xong.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, giám đốc phát hành CJ CGV Việt Nam, nhận định: "Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vể điện ảnh chưa nhiều, phim sản xuất chưa quá 40 phim một năm.

Vốn để tái đầu tư cho điện ảnh rất quan trọng để đạt được tầm nhìn của nhà nước về nền công nghiệp điện ảnh đậm đà bản sắc dân tộc".

Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser - tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM - rất quan tâm đến điện ảnh và chia sẻ kinh nghiệm của điện ảnh Pháp - Ảnh: T.T.D

Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser - tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM - rất quan tâm đến điện ảnh và chia sẻ kinh nghiệm của điện ảnh Pháp - Ảnh: T.T.D

Pháp góp vốn cho điện ảnh Việt

Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser - tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM - đã dành ngôi nhà của mình làm bối cảnh cho bộ phim Công tử Bạc Liêu của Việt Nam (phim chưa ra mắt).

Bà cho biết: "Chúng tôi cũng cấp tài trợ trị giá 3 tỉ đồng cho các bộ phim Việt Nam, một trong số đó là Bên trong vỏ kén vàng từng đoạt giải tại Cannes, được khán giả Pháp yêu mến, doanh thu phòng vé đạt 500.000 USD tại Pháp".

Bên cạnh góp vốn, Pháp tự hào vì khoa học công nghệ điện ảnh phát triển. Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser cho biết phim hoạt hình Mỹ ăn khách nhất thế giới năm 2023 Super Mario được sản xuất hoàn toàn ở Pháp.

TP.HCM sẽ hỗ trợ vay vốn sản xuất phim

Chia sẻ với các doanh nghiệp kinh doanh điện ảnh, ông Nguyễn Quang Thanh, phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), cho biết Nghị quyết 98/2023/QH15 có nội dung HĐND TP.HCM được bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ các dự án phù hợp với mục tiêu phát triển của thành phố, trong đó có lĩnh vực điện ảnh.

Sau đó, HĐND TP.HCM đã thông qua danh mục hỗ trợ trong đó có xây dựng các cụm rạp chiếu phim, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp khi vay vốn sản xuất phim.

(Nguồn: Tuoitre.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

bia-kndn

hoa-moc-thien

moc-beauty

miss-charm

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp