top-banner-miss-charm-2023

Giải trí Thứ bảy, 31/08/2024, 15:13 GMT+7
Lời Cảnh Báo: Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP

Hiện nay việc thanh toán hóa đơn điện, nước trực tuyến đã trở nên phổ biến. Lợi dụng điều này các đối tượng xấu đã tạo ra các tin nhắn giả mạo yêu cầu thanh toán hóa đơn tiền điện, nước thông qua liên kết hoặc thông tin tài khoản giả khiến nhiều người sập bẫy.

Cách thức lừa đảo thanh toán tiền điện, nước online có thể nhận diện qua một số dấu hiệu cụ thể. Thứ nhất, gửi tin nhắn giả mạo qua email, SMS hoặc các ứng dụng nhắn tin, những tin nhắn này thiết kế giống các thông báo chính thống từ công ty điện lực nhằm tạo niềm tin cho người dân. Thứ hai, các tin nhắn này thường có liên kết độc hại hoặc các hướng dẫn yêu cầu khách hàng truy cập vào các trang web giả mạo để thanh toán tiền điện nước. Cuối cùng kẻ gian yêu cầu thanh toán ngay lập tức nhằm gây áp lực khiến người dân không có thời gian kiểm tra tính xác thực của thông báo.

Chị N.L ở TP.HCM mỗi tháng đều thanh toán trực tuyến tiền điện, nước của gia đình qua ví điện tử. Vì thế khi nhận được tin nhắn yêu cầu thanh toán hóa đơn, chị đã click vào đường link và sau khi nhập thông tin để giao dịch thì tài khoản chị liền bị trừ hết tiền. Khi kiểm tra kĩ lại chị đã phát hiện đó là tin nhắn giả mạo đơn vị cung cấp nước nơi chị sử dụng dịch vụ. Chị chia sẻ: “Khi nhận được tin nhắn tôi liền thanh toán vì tôi hay quên, ban đầu tôi thấy lạ vì thường tôi sẽ tự vào ví điện tử thanh toán chứ không có nhận bất kì thông báo nào. Sau khi tài khoản bị trừ hết tiền thì tôi mới phát hiện đã bị lừa”.

Bà T.T.C.S cho biết: “Tôi đã nhận một cuộc gọi đến tự xưng là nhân viên điện nơi gia đình tôi đang sử dụng. Chưa kịp hỏi thêm thì người đó nói gia đình tôi chưa thanh toán 3 tháng tiền điện, phải thanh toán ngay nếu không sẽ bị cắt điện trong vòng 2 giờ. Sau đó họ gửi cho tôi đường link để thanh toán, tôi nghi ngờ lừa đảo nên đã kiểm tra lại hóa đơn cũ nên tôi đã không làm theo”. Những tin nhắn giả mạo có nội dung, thông tin chi tiết, thời gian đóng tiền gấp rút sẽ đánh vào tâm lý sợ hãi của người dùng để thực hiện hành vi lừa đảo. Hoặc sẽ lợi dụng các tin nhắn thương hiệu để tăng sự uy tính và lừa người dùng chuyển tiền.

Ông Trương Phạm Hoài Phương (Trường Cao đẳng An ninh mạng iSPACE, TP.HCM) cho biết: “Về phía điện lực Việt Nam đã ngừng gửi các hóa đơn tiền điện qua tin nhắn SMS và chuyển qua app chuyên dụng của mình. Người dân hạn chế truy cập vào các liên kết được gửi qua từ SMS và các kênh chat không chính thống. Các tên miền chính thống sẽ thường kết thúc bằng “.com, .vn” còn lại các tên khác người dân tuyệt đối không click vào. Nên chọn những ngân hàng chính thống hoặc các ví điện tử uy tín để thanh toán và nên chuyển sang mạng 4G để an toàn hơn khi giao dịch. Ngoài ra nên đặt mật khẩu có độ bảo mật cao, không dễ đoán và sử dụng xác thực hai yếu tố và sinh trắc học”.

Các yếu tố khiến người dân dễ rơi vào bẫy của các kẻ lừa đảo là tin tưởng các trang web không rõ nguồn gốc, dễ dàng chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và mã OTP. Khi bị lừa đảo, người dân không chỉ mất tiền mà còn không thanh toán được hóa đơn chính thống, bên cạnh đó thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của người dùng có thể bị đánh cắp nếu truy cập vào các liên kết độc hại. Hậu quả pháp lý cũng có thể ảnh hưởng đến người dân nếu như các đối tượng xấu dùng thông tin cá nhân này thực hiện các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Để tránh việc bị lừa đảo, người dân cần chủ động cập nhật thêm thông tin của các đơn vị dịch vụ. Khách hàng cần chú ý thiết bị của mình có cài đặt chương trình duyệt virus chưa, nếu nhận thấy thiết bị của mình nhiễm virus người dân có thể khôi phục cài đặt gốc. Khi phát hiện bị lừa đảo người dân cần liên hệ ngay với công an để được xử lý kịp thời.

Hà Phương

*Theo Ấn phẩm Lăng kính Người nổi tiếng


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp