top-banner-miss-charm-2023

Quảng cáo Thứ ba, 29/03/2016, 10:29 GMT+7
Càng hay lên mạng càng dễ bị trầm cảm

Các chuyên gia cảnh báo, mạng xã hội ảo nhưng có thể gây ra những tác hại khôn lường tới sức khỏe và tâm lý người trẻ.

Theo Daily Mail, mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Y khoa Pittsburgh (Mỹ) tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội với căn bệnh trầm cảm.

Công trình do Viện Y tế quốc gia Mỹ tài trợ. Kết quả nghiên cứu được công bố trực tuyến trước khi dự kiến phát hành trên tạp chí Depression and Anxiety (Lo lắng và Trầm cảm) ngày 1/4 tới đây.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, tỷ lệ những người trẻ tuổi quá ham mê mạng xã hội ngày một tăng cao. Điều đó đồng nghĩa với việc số người mắc bệnh trầm cảm đang ở mức báo động.

cang-hay-len-mang-cang-de-bi-tram-cam

Các chuyên gia cảnh báo mạng xã hội có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.

Ông Brian Primack - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Truyền thông, Công nghệ và Y tế thuộc Đại học Pittsburgh - cho hay: “Mạng xã hội ngày nay đã trở thành công cụ tương tác không thể thiếu đối với con người.

Trong hoàn cảnh đó, các nhà trị liệu cần nhanh chóng tiến hành tương tác với người trẻ để tìm ra và khuyến khích việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội theo hướng tích cực, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế”.

Năm 2014, tiến sĩ Primack và các đồng sự tiến hành khảo sát 1.787 người Mỹ trong độ tuổi 19-32 qua một bảng hỏi và công cụ xác định mức độ trầm cảm.

Các câu hỏi xoay quanh việc sử dụng 11 mạng xã hội phổ biến nhất tại thời điểm đó: Facebook, YouTube, Twitter, Google Plus, Instagram, Snapchat, Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine và LinkedIn.

Trung bình, mỗi người dành 61 phút/ngày và khoảng 30 lần/tuần truy cập vào các trang mạng khác nhau.

Hơn 1/4 số người tham gia khảo sát được kết luận có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao.

“Có khả năng những người có dấu hiệu trầm cảm sử dụng mạng xã hội để lấp đầy khoảng trống. Cũng có thể, nhiều người tiếp xúc với mạng xã hội rồi mắc bệnh trầm cảm, sau đó tần suất truy cập thế giới ảo ngày một nhiều hơn”, tác giả chính của nghiên cứu - Lui Yi Lin - nhận định.

Bà cảnh báo, con người có khả năng nảy sinh cảm giác mất niềm tin hay ghen tỵ với người hạnh phúc, thành công hơn qua những gì được thể hiện trên thế giới ảo.

Dành nhiều thời gian truy cập vào mạng xã hội có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ham mê Internet hoặc các ảnh hưởng tiêu cực khác, cuối cùng có thể gây ra cảm giác trầm cảm, theo tác giả Lin.

Tương tự như vậy, trong số những người ít truy cập mạng, những đối tượng dành nhiều thời gian trên mạng hơn có nguy cơ trầm cảm cao hơn 1,7 lần.

Tần suất sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và bệnh trầm cảm có mối liên hệ chặt chẽ  với nhau. Ví dụ, trong số đối tượng thường xuyên vào mạng, những người có tần suất sử dụng nhiều nhất có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2,7 lần.

Các nhà nghiên cứu cũng tính đến một số yếu tố khác có thể dẫn đến trầm cảm bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tình trạng quan hệ, mức sống, thu nhập và học vấn.

Nhóm nghiên cứu cho hay, những phát hiện kể trên có thể được sử dụng làm cơ sở cho sự can thiệp của y tế đối với trầm cảm - căn bệnh được dự báo sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu của tình trạng suy nhược sức khỏe tâm thần đối với người dân ở các nước thu nhập cao vào năm 2030.

Các trang mạng xã hội có thể làm gì?

Một số mạng xã hội đã tiến hành áp dụng biện pháp phòng ngừa các vấn đề thuộc về tâm lý con người.

Ví dụ, khi một người dùng tìm kiếm trên Tumblr các từ khóa như “chán nản”, “tự tử” hoặc “tuyệt vọng”, ngay lập tức họ được chuyển trang tới thông điệp “Mọi thứ vẫn ổn chứ?” và được cung cấp các link liên kết.

Tương tự như vậy, một năm trước, Facebook đã thử nghiệm tính năng cho phép người dùng báo cáo ẩn danh những bài viết có tính chất tiêu cực. Chủ nhân các bài đăng sau đó sẽ nhận tin nhắn bày tỏ mối quan ngại và khuyến khích họ nói chuyện với một người bạn hoặc đường dây trợ giúp.

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

bia-kndn

hoa-moc-thien

moc-beauty

miss-charm

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp