top-banner-miss-charm-2023

Quảng cáo Thứ sáu, 08/08/2014, 15:16 GMT+7
Thực chất của 'công nghệ hút chì' cho da là gì?

Hiện nay, nhiều thẩm mỹ viện ở Hà Nội đang rầm rộ quảng cáo dịch vụ hút chì, làm sạch da mặt. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác khi sử dụng dịch vụ này bởi đây thực chất chỉ là một hình thức chăm sóc da mặt rẻ tiền, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.

Những quảng cáo “đường mật” của thẩm mỹ viện

Hút chì là một dịch vụ chăm sóc da mặt mới xuất hiện tại Việt Nam. Tại Hà Nội, dịch vụ này bắt đầu được các thẩm mỹ viện quảng cáo năm 2013 và mới nở rộ thời gian gần đây.

Theo quảng cáo của một thẩm mỹ viện trên phố Dốc Tam Đa, quận Tây Hồ, trong quá trình tiếp xúc với khói bụi và mỹ phẩm, làn da thường bị nhiễm chì. Đây là một dạng kim loại độc, có khả năng tích tụ sâu dưới da, khiến da xỉn màu, nám và lão hoá sớm. Để loại bỏ độc tố chì, các nhân viên của thẩm mỹ viện sẽ tiến hành soi da, tẩy trang rồi dùng máy chuyên dụng để hút. Quá trình này được cho là giúp làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn, chì và các độc tố khác.

hut-chi-cho-da-1

Quá trình hút chì trên da mặt cho khách hàng tại thẩm mỹ viện được quảng cáo trên MXH

Đi kèm với những lời quảng cáo trên là một mức giá hấp dẫn. Dịch vụ hút chì của các thẩm mỹ viện tại Hà Nội dao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/lượt. Đối với sinh viên, các Spa sẽ áp dụng mức ưu đãi giảm 20%.

Chị Chi Mai, nhân viên quản lý của thẩm mỹ viện này cho biết: “Khách hàng đến hút chì tại spa mình đông lắm. Ai đến rồi đều quay lại vì họ cảm thấy rất hài lòng. Hút chì là một công nghệ lành tính và đặc biệt an toàn cho da”.

Tuy nhiên, khi được hỏi làm cách nào để loại bỏ chì, chị Mai tỏ ra lúng túng và thừa nhận mình không am hiểu lắm mà chỉ được học cách làm tại những Spa khác. Theo chị, trong quá trình hút chì, nhân viên của thẩm mỹ viện sẽ thoa tinh chất vitamin E, rồi dùng máy siêu âm có tần sóng nhỏ, áp lực cao để đảy chì ra bên ngoài.

Dù khẳng định dịch vụ này tuyệt đối an toàn cho da nhưng chị Mai lại đưa ra lời khuyến cáo là không nên hút chì thường xuyên. “Đối với những người bị nhiễm chì nặng cũng chỉ nên hút từ 2-3 lần trong một tháng”, chị Mai nói.

Chị Mến, nhân viên tư vấn chăm sóc da mặt tại một thẫm mỹ viện khác trên đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy, cho rằng: “Với công nghệ hiện đại, việc hút chì bây giờ là hoàn toàn có thể thực hiện được và tuyệt đối an toàn”. Theo chị, chì là một kim loại nặng, tích tụ dưới da mà không thể thấm qua da nên chỉ cần dùng máy siêu âm áp lực cao là có thể hút bỏ. “Chỉ cần thi thoảng dùng mỹ phẩm thôi, da bạn cũng có thể đã nhiễm chì và việc hút bỏ nó là rất cần thiết” – chị Mến quả quyết.

Phản hồi trái chiều từ khách hàng và chuyên gia

Dù được các thẩm mỹ viện hết lời khen ngợi nhưng phản hồi của khách hàng thì hoàn toàn trái ngược. Thanh Thu, sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội tâm sự: “Thấy dịch vụ này có giá mềm nên mình đã đi làm thử. Ban đầu thấy da mặt sạch và trắng hơn nhưng qua một vài lần hút chì, da mình bị mỏng và yếu đi, dễ bắt nắng, nhiễm bụi và đen sạm hơn trước đây”. Trong khi đó, Trần Thảo, quê Hà Nội cho biết: “Mình nghe quảng cáo dịch vụ này giá rẻ mà hiệu quả nên cũng định thử, nhưng hỏi thăm qua mạng, thấy nhiều bạn nói làm như vậy chỉ tổn hại da vì chẳng bao giờ có chuyện hút được chì nên mình đã từ bỏ ý định”.

Trước những ý kiến trái chiều từ phía thẩm mỹ viện và khách hàng, Chất lượng Việt Nam đã trao đổi với TS, bác sĩ Vũ Mạnh Hùng, phó giám đốc bệnh viện Da Liễu Hà Nội, để tìm hiểu sự thật về công nghệ hút chì.

Ông Hùng cho biết: “Hút chì là một thuật ngữ không tồn tại trong lĩnh vực ý tế và chăm sóc sắc đẹp. Đây là một chiêu lừa đảo, người dân cần tỉnh táo vì chuyện hút chì ra khỏi da là một điều chắc chắn không thể làm được”.

hut-chi-cho-da-2

Việc hút chì thực chất chỉ là quá trình thải bỏ các sắc tố melanin, mụn cám và bụi bẩn

Theo ông Hùng, chì là một kim loại nặng, tồn tại trong các loại mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không khí, thực phẩm bị ô nhiễm. Kim loại này nếu dính trên da, có khả năng thấm qua da và đi thẳng vào máu.Việc chì bị tích tụ trong tầng sâu các lớp biểu bì của da như lời quảng cáo của các thẩm mỹ viện là không thể.

Ông Hùng cho biết, khi cơ thể bị nhiễm độc tố chì, việc loại bỏ nó là một kỹ thuật rất khó và phức tạp. Người ta phải dùng các thiết bị y tế chuyên dụng để lọc máu và thải bỏ độc tốra khỏi cơ thể. Các thẩm mỹ viện thường lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của người dân cho rằng da thâm đen là do chì. Tuy nhiên trên thực tế, da bị sạm đen không phải là do chì mà là do sự gia tăng các sắc tố melanin. Vì thế, về mặt nguyên lý, việc hút chì là một việc làm phi thực tế.

TS Vũ Mạnh Hùng khẳng định, tất cả các quảng cáo hút chì đều là các quảng cáo không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, các thẩm mỹ viện chỉ dùng các loại máy thông thường, có áp suất cao làm dãn nở lỗ chân lông, hút bỏ bã nhờn và các chất bẩn, sắc tố melanin có trong da. Cùng với đó, họ thường bôi các loại hóa chất để đáp mặt nạ và tẩy các tế bào chết. Hai việc này kết hợp với nhau sẽ làm sạch da. Thực chất, việc hút chì chỉ là một phương pháp làm sạch da thông thường. Tuy nhiên, đểthu hút khách hàng, các thẩm mỹ viện thường gán cho nó cái tên hút chì để nghe mới lạ và hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, với các dịch vụ hút chì giá rẻ, rất có thể các thẩm mỹ viện sẽ sử dụng các loại kem, hóa chất không đảm bảo, không rõ nguồn gốc hoặc do Trung Quốc sản xuất. Các loại kem này chính là tác nhân gây hại cho da, làm bào mòn và tổn thương da. Ngoài ra, nhiều người không hiểu biết, thường xuyên đi hút chì sẽ bị mỏng da, dạn da hoặc rối loạn sắc tố da vì thực chất, việc hút chì chỉ là cách làm sạch và tẩy tế bào chết.

Theo Tapchilamdep

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

bia-kndn

hoa-moc-thien

moc-beauty

miss-charm

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp